Thời kỳ Manchester chìm vào khủng hoảng
Tên thuở khai sinh của Manchester United là Newton Heath LYR Football Club được thành lập vào năm 1878. Sau đúng 24 năm hoạt động, đội bóng chính thức đổi sang tên Manchester Utd, đồng thời lấy sân Old Trafford là sân vận động chính cho đội bóng vào năm 1910.
Ban đầu, cái tên phụ của nửa đỏ thành Manchester là “The Reds” hoặc “United” chứ không phải Quỷ Đỏ như bây giờ.
Trước khi mang danh là Quỷ Đỏ, đội bóng này đã có 5 lần vô địch giải nước Anh cùng 1 số lần vô địch các giải quốc nội. Tuy nhiên, sau thảm họa Munich năm 1958, MU thực sự đã chìm vào khủng hoảng và đánh dấu một cột mốc thay đổi cả hướng đi của đội bóng.
Quỷ Đỏ thành Manchester là gì?
Sau đại thảm họa Munich vào năm 1958 đã khiến CLB mất đi một vài cầu thủ cộm cán trong đội hình, người ta ít khi còn gọi “The Reds” hay “United” nữa.
Vào năm 1960, Sir Matt Busby là HLV trưởng của MU lúc đó đã thấy thích thú với cái tên “những chú quỷ đỏ” của một đội bóng nước Anh. Sau nhiều lần suy nghĩ để đặt biệt danh cho Manchester Utd, ông quyết định chọn Quỷ Đỏ hoặc The Red Devil là tên phụ cho đội bóng nước Anh.
Ông cho rằng với tinh thần của loài Quỷ sẽ giúp CLB dễ dàng vượt qua giai đoạn khó khăn này, và tiếp tục cống hiến mồ hôi, xương máu để giúp đội bóng ngày càng phát triển.
Và rồi đến năm 1973, Sir Matt Busby đã xin ý kiến ban lãnh đạo cùng các cầu thủ việc bổ sung con quỷ cầm cây ba đinh vào giữa logo để thể hiện đúng tinh thần của Quỷ Đỏ.
Từ lúc đó cho đến thời điểm hiện tại, cái tên Quỷ Đỏ hay The Red Devils luôn là biệt hiệu của MU trên các tờ báo quốc tế hoặc xuất hiện ở các kênh truyền thông.
Triều đại của Quỷ Đỏ dưới tay Sir Alex Ferguson
Sir Alex đến với Old Trafford vào năm 1986 và có khởi đầu không mấy suôn sẻ với Quỷ Đỏ, khi suýt bị sa thải sau 2 mùa bóng không đạt được bất cứ danh hiệu gì.
Nhưng sau đó, ông đã tạo nên một đế chế hùng mạnh không chỉ ở nước Anh, mà ở toàn châu Âu.
Trên đây là lịch sử hình thành nên cái tên Quỷ Đỏ thành Manchester mà Tapchibongda đã sưu tập từ nhiều nguồn và tổng hợp đến bạn.