Định nghĩa Super League là gì?
Super League là một siêu dự án mà ban đầu được thành lập từ các CLB lớn ở Châu Âu như Real Madrid, Barcelona cùng với Atletico Madrid, AC Milan, Arsenal, Chelsea, Inter Milan, Juventus, Liverpool, Man City, MU và Tottenham.
Giải đấu này được thành lập dựa trên tôn chỉ như một giải đấu độc lập, ly khai với Champions League của UEFA. Chủ yếu nhằm mang về nhiều nguồn thu lợi nhuận hơn cho các CLB.
Thậm chí, trong thông báo mới nhất mà tapchibongda cập nhật được, phía ban điều hành Super League cho biết họ còn “miễn phí” tiền phát sóng và bản quyền truyền hình cho bất kỳ quốc gia nào cũng có thể theo dõi Super League qua màn ảnh nhỏ.
Tuy nhiên, dù chỉ khởi phát năm 2021 nhưng sau 24 giờ, đại đa số các “đồng sáng lập” đều rút lui và chỉ còn lại Real Madrid với Barcelona tin tưởng vào dự án này cho đến nay.
Tòa án EU phán quyết về Super League ra sao?
Trước đó, việc UEFA và FIFA ra tuyên bố sẽ trừng phạt bất kỳ đội bóng lớn nào tham dự Super League, đồng thời làn sóng phẫn nộ từ người hâm mộ cũng khiến cho dự án Super League nhanh chóng sụp đổ. Tuy nhiên trong năm 2023, ý tưởng về một “Siêu giải đấu” lại nhen nhóm trở lại thông qua phán quyết từ tòa án EU hay còn gọi là Tòa án công lý Châu Âu (ECJ).
Cụ thể, EJC cho biết việc UEFA và FIFA dùng sức ép và những luật định trừng phạt các CLB tham dự Super League là trái với tôn chỉ bình đẳng, trái với luật cạnh tranh và tự do cung cấp dịch vụ. FIFA và UEFA đã dựa trên thế thống trị của họ để phán quyết, nhằm ngăn chặn một giải đấu liên CLB diễn ra là không đúng với luật pháp EU.
Phía ban điều hành Super League cho biết họ đã nhận được “quyền cạnh tranh” sau phán quyết của ECJ và tự tin rằng, thế độc quyền của UEFA đã chấm dứt, bóng đá là tự do và miễn phí.
Tuy nhiên, phán quyết là vậy, ECJ cũng không khẳng định việc thành lập Super League là hoàn toàn đúng. Super League vẫn phải xin ý kiến thành lập. Tuyên bố từ ECJ nói rõ:
“Điều này không có nghĩa là một giải đấu như Super League hiển nhiên phải được chấp thuận. Tòa án không đưa ra phán quyết về dự án cụ thể nào, sau khi được hỏi chung về các quy định của FIFA và UEFA“.
Như vậy, FIFA và UEFA sẽ phải xem xét lại nhằm ban hành và cấp phép cho các giải đấu mới, đơn cử là Super League được diễn ra dựa trên việc tôn trọng luật pháp EU.
Vì sao MU và các CLB Ngoại hạng Anh từ chối tham dự Super League?
Theo đó, trong năm 2021 khi thông tin dự án Super League nổ ra, chỉ 24 giờ sau lần lượt các CLB lớn ở Ngoại hạng Anh nằm trong ban “đồng sáng lập” đều rơi rụng.
Mới nhất, khi ECJ ra phán quyết và phía ban điều hành Super League lúc này (gồm chủ tịch Florentino Perez và Joan Laporta) tuyên bố sẵn sàng tổ chức Super League, trang chủ giải Ngoại hạng Anh cũng như trang chủ các CLB lớn như Manchester United đều tuyên bố sẽ không tham dự.
Vậy, vì sao MU và các CLB Ngoại hạng Anh từ chối Super League?
Lần đầu tiên vào năm 2021, 6 CLB lớn ở Ngoại hạng Anh tuyên bố đồng sáng lập và tham dự Super League, Ngoại hạng Anh sau đó đã đưa ra mức phạt có phần nhẹ nhàng nhằm cảnh cáo động thái này của các đội bóng thành viên.
Tuy nhiên, trong năm 2023 nếu tiếp tục ủng hộ dự án Super League, mức phạt mà các đội bóng Ngoại hạng Anh phải nhận có thể lên đến 25 triệu bảng và bị trừ 30 điểm. Khắc nghiệt nhất ở chỗ trừ điểm, điều khiến cho những MU, Arsenal, Liverpool hay Man City mất suất dự cúp Châu Âu, Chelsea và Tottenham thậm chí có thể xuống hạng.
Ngoài ra, giải Ngoại hạng Anh cũng vừa thông qua một hợp đồng bản quyền truyền hình mới trị giá đến 6,7 tỷ bảng mà trong đó, họ quy định các CLB thành viên không được đăng ký tham dự các giải đấu nào khác ngoài UEFA và FIFA tổ chức.
Điều lệ từ chủ sở hữu giải Ngoại hạng Anh nêu rõ các CLB không được tham gia các giải đấu hoặc thể thức thi đấu nào nằm ngoài quy định của Premier League. Mà quy định Premier League thì đã nêu rõ từ trước, họ không chấp nhận CLB thành viên tham gia các giải đấu không được UEFA và FIFA cho phép, nếu không sẽ bị trừng phạt bằng tiền và trừ điểm.